NHỮNG KĨ NĂNG MỀM CẦN THIẾT CHO HỌC SINH THCS
Càng ngày, kỹ năng mềm càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Giai đoạn trung học cơ sở là thời điểm tốt nhất để bắt đầu rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Vậy, những kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh cấp THCS là gì và cha mẹ, nhà trường có thể giúp đỡ những gì là vấn đề sẽ được đề cập ở bài viết dưới đây:
1. Cách lựa chọn bạn chơi chung:
Tuổi dậy thì là lứa tuổi quan tâm nhiều nhất đến những đánh giá của những người xung quanh về mình. Đây cũng là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố ở xung quanh. Do đó, học sinh cấp 2 thường có xu hướng làm theo đám đông, chơi với những đứa trẻ được – nhiều – người – thích ngay cả khi cảm thấy không thoải mái. Cha mẹ cần hướng dẫn cho con cách tìm ra người bạn phù hợp để chơi chung thông qua các câu hỏi như: Con có được là chính mình không? Con có cảm thấy vui vẻ khi chơi với bạn không? Có sự tin tưởng và đồng cảm giữa con và bạn không?
2. Làm việc theo nhóm:
Hầu hết các học sinh cấp 2 đều gặp phải khó khăn khi tham gia vào một dự án nhóm. Học sinh trung học thường gặp các vấn đề ngay khi phân chia công việc và trách nhiệm. Thực chất, điều này vẫn rất phổ biến ở học sinh cấp 3 hay cả đại học và những người đã đi làm. Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng mà phụ huynh cũng như nhà trường cần rèn luyện cho trẻ. Giúp trẻ nhận ra những thiếu sót và hướng dẫn cho chúng những cách làm hiệu quả hơn.
3. Cách giải quyết khi gặp giáo viên không phù hợp:
Khi gặp phải tình trạng phân biệt đối xử của giáo viên hay những giáo viên con không thích, đừng bảo vệ con bằng cách yêu cầu đổi lớp hay thay giáo viên. Hãy cho con biết rằng vẫn có thể học hỏi được nhiều điều từ người mà con không thích. Đó là cơ hội để học sinh trung học tập làm việc với những người mà chúng cảm thấy khó khăn. Nhắc nhở trẻ tập trung vào kỹ năng học tập, các thiếu sót của bản thân chứ không phải xung đột giữa cá nhân.
4. Quản lý bài tập về nhà:
Khuyến khích trẻ đưa ra các kế hoạch để quản lý và giải quyết các bài tập về nhà của mình. Tự phân bổ thời gian thực hiện và khối lượng bài tập giải quyết giúp trẻ rèn luyện được kỹ năng lên kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc.
5. Chịu trách nhiệm về điểm số
Nếu bố mẹ quan tâm đế điểm số của trê nhiều hơn bản thân chúng thì tại sao chúng còn cần phải lo lắng? Hãy để học sinh cấp 2 tự theo dõi điểm số của mình, và nếu chúng làm không tốt, đừng đổ lỗi cho bài tập nâng cao hoặc chất lượng lớp học. Hãy để trẻ học được cách kết nối giữa sự chuẩn bị kế hoạch học tập, tổ chức nó và điểm số. Ngược lại, nếu trẻ là người cầu toàn, chúng sẽ học được cách quản lý và vượt qua sự thất vọng của mình khi điểm số thấp.
6. Học chủ động:
Thông thường, học sinh sẽ ngại khi đưa ra yêu cầu với giáo viên vì lo lắng sẽ bị thầy/ cô mắng hay bạn bè chê cười. Học sinh cấp 2 cần học cách yêu cầu giáo viên giúp đỡ hoặc làm rõ những gì không hiểu. Có thể hỏi trực tiếp hoặc qua cách thức khác như gọi điện, email, facebook,… Trừ phi không còn lựa chọn nào khác, hãy cố gắng không thay mặt con liên lạc với giáo viên.
7.Tự điều chỉnh cảm xúc:
Cấp 2 là độ tuổi cảm xúc thay đổi thất thường nhất. Giúp trẻ xác định các vấn đề gây căng thẳng và hướng dẫn cho học sinh cấp 2 cách điều chỉnh cảm xúc của mình. Giúp họ nhận ra khi nào nên phản ứng lại hoặc khi nào nên “tạm dừng”. Thảo luận về những gì trẻ làm để điều chỉnh tâm trạng của mình như nghe nhạc, nghỉ ngơi,… Cha mẹ và cả thầy cô nên theo dõi xem học sinh trung học có đang bị mắc kẹt trong tư duy? Có đang tự phê phán không? để giúp đỡ trong việc kết nối suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của họ.
8. Nuôi dưỡng đam mê:
Khi học sinh cấp 2 cảm thấy hứng thú với một điều gì đó, hãy khuyến khích trẻ khám phá và tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề đó. Tìm sách, đưa con đến bảo tàng, thư viện và hỗ trợ con ngay cả khi đây là những điều bạn không thích. Quá trình này sẽ giúp con tìm ra những gì thúc đẩy chúng. Mặt khác, để con tự đấu tranh trong một lĩnh vực cụ thể để con nhận ra những hạn chế của bản thân. Không ai cần phải giỏi tất cả mọi thứ!
9. Có trách nhiệm, đạo đức, bảo vệ bản thân:
Đối với lứa tuổi dậy thì, cần phải dạy con biết cách tôn trọng cơ thể mình, đưa ra quyết định an toàn và lành mạnh. Cũng như việc tránh gây ra tổn thương cho người khác. Cha mẹ cũng như nhà trường có thể truyền tải các thông điệp thông qua một buổi thảo luận mở, đưa ra kịch bản về các tình huống khác nhau mà học sinh trung học có thể gặp phải và cách giải quyết chúng. Duy trì cuộc đối thoại và không phản ứng quá gay gắt trước những câu hỏi gây sốc của trẻ.
10. Phát huy sự sáng tạo:
Cuộc sống hiện nay cần những người sáng tạo, có những suy nghĩ mới, khác biệt. Không đưa con vào một khuôn khổ nhất định hoặc bắt con suy nghĩ, thực hiện theo cách của mình. Bởi chúng có thể khiến trẻ tự tin và không phát huy được khả năng suy nghĩ độc lập của trẻ. Hãy khuyến khích trẻ kết nối giữa các thông tin khách nhau, sáng tạo và thử nghiệm những phương pháp mới như nói ra suy nghĩ của mình, thử cách giải bài mới khác với hướng dẫn ở trên lớp,…
Trên đây là 10 kỹ năng mềm cần thiết cho học sinh cấp THCS để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và lành mạnh nhất của trẻ.